Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng công trình là sàn bê tông có đảm bảo tiêu chuẩn nhà xưởng hay không? Nếu như không thì cần phải có biện pháp như thế nào?
Kỹ thuật thi công sơn epoxy đối với nền bê tông cơ bản đã vô cùng phức tạp, đối với nền bê tông chưa đạt tiêu chuẩn lại càng cần những đơn vị thực sự dày dặn kinh nghiệm mới có thể xử lý triệt để tình trạng nền.
Dưới đây là một số biện pháp xử lý nền trong một vài trường hợp cơ bản mà BRYepoxy đã đúc rút kinh nghiệm được qua hàng trăm công trình thi công sơn epoxy:
Để chất lượng sàn epoxy tốt hơn cần phải sơn nhiều lần lót cùng với những loại lót siêu thẩm thấu chuyên dụng dành cho nền bê tông non, bê tông kém. Sơn lót epoxy sẽ thấm sâu xuống sàn bê tông và hình thành lớp composite siêu cứng để đảm bảo tuổi thọ tốt hơn cho sàn epoxy. Việc thi công thêm những lớp sơn lót phụ này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, kỹ thuật thi công sơn epoxy, chất lượng sơn của hãng epoxy sử dụng.
Cần sử dụng sơn lót siêu thẩm thấu chuyên dụng dành cho nền bê tông non
Nền bê tông không được xoa mặt thực sự gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và thẩm mỹ của sàn epoxy. Lớp phấn bê tông bám trên bề mặt sàn chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những vấn đề về sàn epoxy bị hư hỏng, bong tróc sau khi đưa vào sử dụng.
Đọc để hiểu hơn về vấn đề sàn epoxy bị bong tróc với bài Hiện tượng phồng rộp khi sử dụng sơn sàn epoxy và 6 lý do tại sao sàn sơn epoxy bị hỏng
Giải pháp cho trường hợp này là cần phải tiến hành mài nền bằng máy mài nền bê tông công nghiệp đĩa kim cương, mài thật kỹ và sâu, đi kèm với máy hút bụi công nghiệp, trám trét những khuyết tật hoặc bả tràn toàn bộ bề mặt sàn… Thẩm mỹ và chất lượng sàn epoxy phụ thuộc nhiều vào công đoạn chuẩn bị bề mặt trước khi thi công sơn epoxy.
Sử dụng máy mài công nghiệp «Xem thêm về Máy móc thi công sơn epoxy»
Đối với trường hợp cần thi công sơn epoxy tự san phẳng đối với nền bê tông bị chênh cốt >2º thì có 1 vài cách xử lý thông dụng như sau:
– Mài bằng phẳng hoặc bả vá để lấy lại cốt nền đối với trường hợp độ chênh chấp nhận được
– Đổ lại 1 lớp bê tông mỏng để lấy lại cốt nền chuẩn hơn
– Đổ lớp tự san phẳng đủ dày để lớp sơn tạo thành một bề mặt phẳng tuyệt đối
Nền bê tông nhiều khuyết tật, bề mặt nhiều lồi lõm thì cần tiến hành bả tràn trên sàn với loại đặc biệt có độ liên kết cao cho bề mặt. Sau đó mới tiến hành thi công lớp sơn epoxy như bình thường
Kỹ thuật đổ bê tông nền nhà xưởng cơ bản bắt buộc có công đoạn chống thấm. Kỹ thuật chống thấm cơ bản nhất là dải lớp nilon lót sàn bê tông trước khi đổ nền. Công đoạn này nhằm ngăn chặn sự thoát hơi nước từ dưới lòng đất qua lớp bê tông. Ngoài ra, vải địa kỹ thuật chống thấm cũng là một lựa chọn của nhiều đơn vị đổ nền bê tông. Tuy nhiên việc dải lớp chống thấm cho nền yêu cầu phải làm thật cẩn thận, kỹ lưỡng, ghép nối các lớp vải/nilon chồng lên nhau, lựa chọn loại chất lượng tốt ko bị rách hay có khe hở… để tránh khe hở tạo điều kiện để hơi nước thoát lên.
Thông thường trước giai đoạn đổ nền bê tông BRY sẽ cử kỹ sư đến chân công trình tư vấn và giám sát công đoạn đổ bê tông nền nhà xưởng sao cho đạt tiêu chuẩn sơn sàn epoxy. Tại sao cần một bề mặt nền bê tông đạt chuẩn? Hãy xem Làm sao để thi công sơn epoxy giá rẻ?
Đối với những nền không được dải lớp chống thấm, bắt buộc phải thực hiện lại công đoạn này bằng cách chống thấm và đổ lại 1 lớp nền bê tông mỏng.
Với những chia sẻ về công tác xử lý nền bê tông đảm bảo kỹ thuật thi công sơn sàn epoxy trên đây, hy vọng Quý khách có thể có những đánh giá khách quan hơn để đưa ra sự lựa chọn đơn vị thi công uy tín và đảm bảo chất lượng trên thị trường.
Để có sự chuẩn bị tốt nhất về sàn bê tông nhà xưởng, Quý khách cần tham khảo Tiêu chuẩn thiết kế nền sàn khu công nghiệp.
Đến với BRY, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng 24/24.