Sơn Epoxy là gì ? Có bao nhiêu loại sơn Epoxy

1. Sơn Epoxy là gì?

Sơn epoxy là gì? (Sơn epoxy hay còn gọi là sơn epoxy 2 thành phần) Sơn epoxy có thành phần chủ yếu là epoxy được phối trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, các chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia… Mục đích là để epoxy có màu và có thể sơn được. Sơn epoxy kế thừa đầy đủ và trọn vẹn những tính chất vật lý hóa học tuyệt vời của epoxy như độ bám dính tốt, màng sơn dai cứng, chịu lực, kháng mài mòn, bền với hóa chất.… Độ bóng cao.

Công thức hóa học Epoxy

2. Các thành phần của  sơn Epoxy

Sơn Epoxy hoàn chỉnh, đảm bảo chính hãng sẽ gồm có 2 thành phần chính là part A và part B.

Trong đó, part A được cấu tạo chủ yếu từ Epoxy, có một phần chất tạo màu và chất có tác dụng tăng độ cứng của bề mặt phủ cùng một số chất phụ gia khác.

Các chất tạo màu của sản phẩm được chế tạo từ các hạt tạo màu, có tác dụng tăng tính thẩm mỹ, mang lại độ sáng bóng tối ưu đồng thời che phủ các khiếm khuyết của công trình.

Part B đóng vai trò là chất xúc tác. Khi trộn với part A sẽ tạo thành loại sơn Epoxy nổi bật nhất với độ cứng, rắn, khả năng chống nước, chống nhiệt,..hoàn hảo.

3. Các loại sơn Epoxy hiện có trên thị trường

Với tính năng ưu việt và hướng tới mục đích phục vụ đa dạng các công trình khác nhau. Hãng sơn Epoxy đã nghiên cứu, chế tạo ra 6 loại sơn khác nhau, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn được cho mình dòng sản phẩm phù hợp. Cụ thể:

3.1 Sơn Epoxy gốc dầu

Sơn Epoxy gốc dầu (dung môi dầu) là dòng sản phẩm được ra đời đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển của sơn Epoxy như hiện nay. Sản phẩm này thường được đặt theo nhu cầu của từng khách hàng.

Sản phẩm có cấu tạo đặc biệt, chỉ cần sử dụng thêm dung môi không quá 10% là chúng ta đã có một hỗn hợp sơn với đầy đủ ưu điểm như: Chịu lực, chống bào mòn, chống bụi với tính thẩm mỹ cao.

Tuy nhiên, do sản phẩm có nhiều chất phụ gia khác nên trong quá trình thi công có thể sinh ra chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, sau khi sơn, ít nhất 7 ngày sau chúng ta mới nên hoạt động, làm việc trong công trình sơn Epoxy gốc dầu.

3.2 Sơn Epoxy chống nước

Đây là thế hệ kế cận của dòng sơn gốc dầu. Sản phẩm được cải tiến và khắc phục rất tốt các nhược điểm của thế hệ trước. Sơn Epoxy chống nước được sử dụng nhiều trong việc dùng làm dung môi pha sơn. Quá trình thi công chủ yếu dùng nước để pha trộn nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Sơn Epoxy có nhiều đặc điểm nổi bật như: Phù hợp với mọi điều kiện khí hậu, khả năng chống hao mòn axit, kháng khuẩn, chống cháy tối ưu và ít xảy ra sự cố như khi thi công sơn gốc dầu.

3.3 Sơn Epoxy không dung môi

Đây là loại sơn hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng, không cần có sự hỗ trợ của dung môi. Sản phẩm có độ dày khá lớn, cao gấp đến 30 lần so với 2 loại sơn kể trên. Bên cạnh đó, sơn Epoxy không dung môi còn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi đặc tính kháng khuẩn, chống ăn mòn axit, chống thấm dầu, thấm nước rất tốt.

3.4 Sơn Epoxy chống tĩnh điện

Đây là sản phẩm ra đời bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa sơn sàn Epoxy có điện trở cao và than hoạt tính có khả năng dẫn điện tốt. Do đó, sản phẩm này có khả năng kiểm soát tĩnh điện bề mặt sàn. Đảm bảo an toàn tối ưu cho mọi công trình, giảm thiểu rủi ro cháy nổ, chập điện và các rủi ro khác cho người thi công cũng như người sử dụng công trình. Sản phẩm rất phù hợp với các nhà xưởng, nhà máy chuyên sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, máy móc,…

3.5 Sơn Epoxy kháng hóa chất

Sơn Epoxy kháng hóa chất là sản phẩm đóng vai trò rất lớn trong các công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, sửa chữa các lỗi kỹ thuật của bề mặt sau khi thi công. Sản phẩm có tính chống bụi, chống bám cao, quá trình vệ sinh, lau chùi rất đơn giản với khả năng kháng hóa chất đạt mức tối ưu.

Trên đây là một số thông tin về sơn Epoxy, hy vọng đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.