Sơn poly Urethane (Hay còn gọi tắt là sơn PU) là loại sơn polymer có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống, PU tồn tại ở hai dạng chính đó là: dạng cứng và dạng foam.
Sơn PU là loại sử dụng nhựa Poly Urethane với những tính năng co giản cực tốt vì có thể len lỏi vào các vết nứt trên bề mặt bê tông là cho hệ thống chống thấm hiệu quả, khả năng chống và để kháng hóa chất ưu việt khả năng đề kháng tia UV ưu viết do đó luôn bề màu với thời gian.
Ứng dụng của sản phẩm sơn PU là:
Các nhà máy, khu vực tương đương của nhà máy, căn hộ, và các tòa nhà. Đặc biệt được lựa chọn nhiều cho phòng lạnh, nhà máy chế biến và bảo quản thực phẩm,…
Quy trình thi công sơn Poly Urethane đòi hỏi kỹ thuật đội ngũ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm nhiều năm, với các công đoạn tỉ mỉ mời các Quý khách tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:
– Mài bê tông:
1. Công việc tiến hành mài nền bằng máy mài công nghiệp và đi kèm với máy hút bụi công nghiệp để có bề mặt bằng phẳng tương đối, loại bỏ chất bẩn bám trên nền, lấy lại cốt nền ở những nơi cần thiết.
2. Mài góc, chân tường, loại bỏ những vụn hồ, và vụn bê tông để có được khối bê tông hoàn hảo hơn.
3. Loại bỏ dầu mỡ, hóa chất bằng chất tẩy rửa chuyên dụng, đèn khò gas cỡ lớn.
4. Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền cần thi công
– Trám trét sàn trước thi công
1. Sơn lót trước những vị trí cần trám trét
2. Trám trét những khuyết tật lớn của bề mặt bằng putty chuyên dụng đóng rắn nhanh.
3. Mài lại những nơi trám trét, và kiểm tra lại toàn bộ bề mặt.
4. Tiếp tục thực hiện hút bụi, và làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền.
Bước 2: Tiến hành thi công lớp sơn lót:
Thi công lớp sơn lót có tác dụng làm cho lớp sơn lót ngấm sâu vào nền bê tông hình thành một lớp composite bền vững, tăng cứng bê tông, tạo liên kết tốt giữa nền bê tông và lớp sơn phủ.
Cách thức tiến hành thi công theo phương pháp lăn, gạt hoặc phun. Công cụ: dùng cọ quét vào những vị trí rulo không chạm tới được như gầm máy, chân tường. Lớp sơn lót phải được phủ kín bề mặt, những vị trí quá hút sơn lót cần được dặm vá bằng sơn lót thêm một lần nữa.
Thời gian: khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Bước 3: Thi công sơn PU phủ nước 1:
Sau khi sơn lót khô (khoảng >1tiếng) Thi công tiếp lớp sơn phủ PU có màu thứ nhất. Lớp sơn này phải sơn thật đều và kín màu toàn bộ nền bê tông.
Bước 4: Sửa chữa và vệ sinh bề mặt
– Bả sửa lại bề mặt
Sau khi tiến hành thi công sơn PU màu, những khuyết tật của bề mặt lộ rõ hơn. Tiến hành cào tràn sơn tự san phẳng để đảm bảo lấp toàn bộ lỗ nhỏ trên bề mặt, dù là nhỏ nhất như đầu que tăm. Đây là bước cực kỳ quan trọng đảm bảo tính thẩm mỹ của sàn bê tông.
Trám trét bổ sung những vị trí khuyết tật sâu, rộng bằng putty. Mài lại bằng máy chà nhám băng
– Chà nhám bề mặt
Dùng máy chà nhám cỡ lớn chà tạo nhám và loại bỏ toàn bộ những hạt sạn, hạt cát bám dính trên bề mặt sàn.
– Kiểm tra
Kiểm tra lại toàn bộ sàn bê tông, Nếu chưa đạt thì quay lại bước 4(bả sửa lại bề mặt), với bước này thi được đánh giá là quan trọng vì mặt sàn được đẹp tùy thuộc vào bước này, cho nên cần tỉ mỉ trong việc sửa khó khăn và tốn kém hơn bình thường.
Bước 4: Thi công tiếp lớp sơn phủ PU cuối cùng.
Sử dụng: thi công lăn, hoặc phun toàn bộ bề mặt lớp sơn PU cuối cùng. Lưu ý trên một mặt phẳng không nên thi công 2 lần để tránh màu sơn khác nhau. Dùng cọ quét góc, chân tường những vị trí rulo không chạm tới được, và tránh lăn, phun vào tường, lăn để lại vệt rulo
Bước 5: Kiểm tra lần cuối
Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt nền sau khi thi công để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật…trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.
BRY luôn được khách hàng ưu ái lựa chọn là người đồng hành trong mỗi công trình thi công sơn epoxy với đội ngũ thợ thi công lâu năm, tâm huyết và đặc biệt kinh nghiệm làm việc thực tế với nhiều dự án lớn.
Ngoài ra Quý khách có thể tham khảo: https://bryepoxy.com/thi-cong-son-epoxy/