Sơn Polyurethane hay còn có tên gọi đơn giản là sơn PU
Sơn Polyurethane tự san phẳng là gì?
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
– Lớp sơn có độ co giãn, đàn hồi tốt
– Chống thấm dầu, chống thấm nước tuyệt vời
– Ứng dụng cao, sơn được lên nhiều loại chất liệu như gỗ, kim loại, bê tông…ở trong nhà hay ngoài trời
– Có thể sơn dày hoặc mòng theo yêu cầu
– Màu sắc đa dạng, độ bóng cao.
Thi công sơn PU cho sàn thi có rất nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số nhược điểm
– Giá thành cao
– Kỹ thuật thi công cao, do vậy cần đội ngũ thi công lành nghề, tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm…
Nơi sử dụng thích hợp
Được ứng dụng rộng rãi, trong hầu hết các lĩnh vực xây dựng. Do tính đàn hồi, co giãn tốt của sản phẩm, nên PU đặc biệt thích hợp thi công sơn trong kho lạnh, thi công sơn sân thể thao, showroom,…
Chi tiết kỹ thuật
Liên hệ BRY để biết thêm thông tin, theo số điện thoại: 0904704969 hoặc truy cập website: http://bryepoxy.com
Tiến hành mài nền bằng máy mài công nghiệp đi kèm với máy hút bụi công nghiệp để có bề mặt tương đối bằng phẳng, loại bỏ chất bẩn bám trên nền, lấy lại cốt nền ở những nơi cần thiết.
Mài góc, chân tường, loại bỏ những vụn hồ, vụn bê tông để có được khối bê tông hoàn hảo hơn.
Loại bỏ dầu mỡ, hóa chất bằng chất tẩy rửa chuyên dụng, đèn khò gas cỡ lớn.
Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền
Bước 2: Trám trét
Sơn lót trước những vị trí cần trám trét
Trám trét những khuyết tật lớn của bề mặt bằng putty chuyên dụng đóng rắn nhanh.
Mài lại những nơi trám trét, kiểm tra lại toàn bộ bề mặt để có bề mặt tương đối bằng phẳng.
Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền
Bước 3: Thi công lớp sơn lót
Lớp sơn lót ngấm sâu vào nền bê tông hình thành một lớp composite bền vững, tăng cứng bê tông, tạo liên kết tốt giữa nền bê tông và lớp sơn phủ. Thi công theo phương pháp lăn, gạt hoặc phun.
Dùng cọ quét vào những vị trí rulo không chạm tới được như gầm máy, chân tường
Lớp sơn lót phải được phủ kín bề mặt, những vị trí quá hút sơn lót cần được dặm vá bằng sơn lót thêm một lần nữa.