Thi Công sơn epoxy phủ gốc dầu

Thi công sơn epoxy phủ gốc dầu – hệ lăn


Thi công Sơn epoxy phủ gốc dầu là biện pháp thi công sơn epoxy thông dụng và phổ biến nhất, thường được thi công 03 lớp gồm 01 lớp sơn lót và 02 lớp sơn phủ bằng phương pháp lăn rulô hoặc phun. Thi công sơn epoxy phủ gốc dầu sẽ được sản phẩm có độ dày từ 0,1mm đến 0,3mm (Tùy nhà SX). Đây là dòng sơn epoxy phổ thông giá rẻ đáp ứng được hầu hết nhu cầu về sơn sàn epoxy của nhà xưởng công nghiệp hiện nay.

thi-cong-son-nen-san-epoxy

 


Ưu và nhược điểm của thi công sơn epoxy phủ gốc dầu

  • Ưu điểm:

– Giá thành thi công rẻ
– Chống bám bụi, chống nấm mốc, không thấm nước, dễ dàng vệ sinh lau chùi
– Chịu lực tốt, kháng mài mòn.
– Kháng hóa chất nhẹ
– Màu sắc đa dạng phong phú
– Tuổi thọ cao gấp nhiều lần sơn thông thường

  • Nhược điểm:

– Phải xử lý tốt khi thi công trên nền ẩm, nhiễm dầu mỡ, hóa chất
– Tính thẩm mỹ phụ thuộc nhiều vào công đoạn xử lý nền, bả vá.
– Cần có thợ kỹ thuật cao để đảm bảo đều màu, đúng kỹ thuật khi lăn lô hoặc phun trên diện tích lớn


Nơi nên thi công sơn epoxy phủ gốc dầu hệ lăn


BRYepoxy thường thi công sơn epoxy phủ gốc dầu 3 lớp hệ lăn cho nhà xưởng, khu sản xuất chế biến, nhà kho, bãi đậu xe,  tầng hầm, tường phòng sạch,… Và ngay cả những công trình yêu cầu thẩm mỹ cao như Resort, showroom, trung tâm thương mại, …

CHỈ TIÊU
CHI TIẾT
KẾT QUẢ
PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TRA
Tình trạng trong container
Không thay đổi, không bi đóng cục sau khi pha
Đạt
KSM 5000-2031
Thời gian khô, Bề mặt khô b
≤ 8
6.0
KSM 500-2512
Thời gian khô, Khô cứng b
≤ 24
20.5
KSM 5000-2512
Độ cứng cột (D)
≥75
77.5
KSB 0807
Chống mài mòn (750g/500r),g
≤ 0.06
0.013
KSM ISO 7784-2
Kháng nước (7d)
Không sủi bọt và cho phép thay đổi màu sắc
7d, thường
KSM ISO 2812-2
Kháng dầu (120# xăng,7d)
Không sủi bọt và cho phép thay đổi màu sắc
7d, thường
KSM ISO 2812-1
Kháng kiềm ( 10# NaOH,48H)
Không sủi bọt và cho phép thay đổi màu sắc
48h, thường
KSM ISO 2812-1
Kháng nước muối (3% NaCL, 7d)
Không sủi bọt và cho phép thay đổi màu sắc
7d, thường
KSM ISO 2812-1
Độ liên kết, Mpa
≥ 3.0
3.04
KSM ISO 4624
Cường độ nén, Mpa
≥ 80.0
81.0
KSM 3015

 

Công ty chúng tôi chuyên cung cấp sơn epoxy và đồng thời chuyên nhận thi công sơn epoxy. Chúng tôi tự hào khi được các đơn vị doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ trong nước tin tưởng và lựa chọn. Với phương châm: Uy tín và chất lượng luôn đặt lên hàng đầu. Đến với BRYepoxy bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với các dịch vụ của chúng tôi.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ BRY tại đây để được hỗ trợ miễn phí.

Quy trình thi công sơn epoxy phủ gốc dầu gồm 9 bước:

Bước 1: Mài nền bê tông   mai-nen-truoc-thi-cong-son-epoxy
  • Tiến hành mài nền bằng máy mài công nghiệp đi kèm với máy hút bụi công nghiệp để có bề mặt tương đối bằng phẳng, loại bỏ chất bẩn bám trên nền, lấy lại cốt nền ở những nơi cần thiết.
  • Mài góc, chân tường, loại bỏ những vụn hồ, vụn bê tông để có được khối bê tông hoàn hảo hơn.
  • Loại bỏ dầu mỡ, hóa chất bằng chất tẩy rửa chuyên dụng, đèn khò gas cỡ lớn.
  • Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền
Bước 2: trám trét
  • Sơn lót trước những vị trí cần trám trét
  • Trám trét những khuyết tật lớn của bề mặt bằng putty chuyên dụng đóng rắn nhanh.
  • Mài lại những nơi trám trét, kiểm tra lại toàn bộ bề mặt để có bề mặt tương đối bằng phẳng.
  • Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền
Bước 3: Thi công sơn epoxy lớp lót  lop-son-lot-epoxy
  • Lớp sơn lót epoxy ngấm sâu vào nền bê tông hình thành một lớp composite bền vững, tăng cứng bê tông, tạo liên kết tốt giữa nền bê tông và lớp sơn phủ. Thi công theo phương pháp lăn, gạt hoặc phun.
  • Dùng cọ quét vào những vị trí rulo không chạm tới được như gầm máy, chân tường
Bước 4: Thi công sơn epoxy phủ nước 1
  • Sau khi sơn lót khô (>1tiếng) thi công tiếp lớp sơn phủ epoxy có màu thứ nhất. Lớp sơn này phải sơn thật đều và kín màu toàn bộ nền bê tông.
  • son-phu-lop-lot-1
Bước 5: Bả sửa lại bề mặt
  • Sau khi tiến hành thi công sơn epoxy màu, những khuyết tật của bề mặt lộ rõ hơn. Tiến hành cào tràn sơn tự san phẳng để đảm bảo lấp toàn bộ lỗ nhỏ trên bề mặt, dù là nhỏ nhất như đầu que tăm. Đây là bước cực kỳ quan trọng đảm bảo tính thẩm mỹ của sàn bê tông.
  • Trám trét bổ sung những vị trí khuyết tật sâu, rộng bằng putty. Mài lại bằng máy chà nhám băng
Bước 6: Chà nhám bề mặt
  • Dùng máy chà nhám cỡ lớn chà tạo nhám và loại bỏ toàn bộ những hạt sạn, hạt cát bám dính trên bề mặt sàn epoxy.
Bước 7: kiểm tra
  • Kiểm tra lại toàn bộ sàn bê tông, nếu chưa đạt thì quay lại bước 5
  • Bước này BRYepoxy đánh giá là cực kỳ quan trọng. Vì sau bước này công việc sửa chữa sàn để đạt thẩm mỹ cao nhất khó khăn và tốn kém hơn.
Bước 8: Thi công tiếp lớp sơn phủ epoxy cuối cùng. son-phu-goc-dau-nuoc-2
  • Thi công lăn hoặc phun toàn bộ bề mặt lớp sơn epoxy cuối cùng. Lưu ý trên một mặt phẳng không nên thi công 2 lần để tránh màu sơn khác nhau.
  • Dùng cọ quét góc, chân tường những vị trí rulo không chạm tới được.
  • Tránh lăn, phun vào tường, lăn để lại vệt rulo
Bước 9: kiểm tra lại lần cuối:
  • Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt nền sau khi thi công để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật... Trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.
Thi công lớp sơn epoxy phủ gốc dầu hệ lăn cần phải được làm đều tay bằng chổi sợi ngắn, rulo epoxy gốc dầu hoặc sử dụng phương pháp phun chân không. Sử dụng kính, găng tay, mặt nạ phòng độc, đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn khi thi công.