Sơn epoxy kẻ vạch cho nền nhà xưởng, tầng hầm, bãi đậu xe

Phương pháp, quy trình thi công sơn epoxy kẻ vạch:

Sơn kẻ vạch epoxy thường được thi công theo phương pháp thi công sơn epoxy phủ gốc dầu với 3 lớp gồm 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ. Sơn kẻ vạch thông dụng được sử dụng cho nền nhà xưởng, tầng hầm, bãi đậu xe, sân thể thao, sân cầu lông,…


sơn epoxy kẻ vạch nhà xưởng giá rẻ

Bản chất của sơn epoxy kẻ vạch chính là thi công sơn epoxy phủ gốc dầu 3 lớp, tuy nhiên loại sơn chuyên dụng để sơn kẻ vạch nền chỉ có một số hãng có sản xuất, và thao tác thi công cũng cần tỉ mỉ và cận thận hơn rất nhiều.

thi-cong-son-epoxy-ke-vach-nha-xuong

Một số đặc tính về ưu điểm và nhược điểm của loại sơn epoxy kẻ vạch:

  •  Ưu điểm:

– Giá thành thi công rẻ

– Làm nổi bật các tín hiệu chỉ dẫn, khoanh vùng các khu vực cần phân chia

– Tuổi thọ cao, bền màu

– Màu sắc đa dạng bắt mắt, có thể làm sơn epoxy trang trí

  • Nhược điểm:  

– Khó thi công, cần tỉ mỉ, quan sát những chi tiết nhỏ nhất

– Cần thợ tay nghề cao để thi công kẻ vạch đường được sắc nét, không lem, và tối đa hóa thời gian thi công

– Cần có kinh nghiệm trong việc lăn lô hoặc phun sơn để đảm bảo tính thẩm mỹ của nền sơn kẻ vạch.

Những nơi sử dụng thích hợp sơn epoxy kẻ vạch:

Sơn epoxy kẻ vạch phù hợp để thi công với hầu hết các bề mặt nền bê tông như nhà máy, sơn kẻ vạch tầng hầm, sơn kẻ vạch nhà xưởng sản xuất, showroom, trung tâm thương mại, sơn kẻ vạch sân thể thao, sơn kẻ vạch bãi đỗ xe, sơn kẻ vạch giao thông tầng hầm, sơn kẻ vạch nhà xe, kho xưởng, sơn layout nhà xưởng,….

Kỹ thuật thi công sơn epoxy kẻ vạch yêu cầu tỉ mỉ, và cận thận thì công trình sau thi công mới có được độ chính xác, và đảm bảo đúng tác dụng khi nhìn vào khu vực sơn vạch kẻ thì mọi người sẽ biết được phân cách rõ ràng mà sơn kẻ vạch rõ ràng vốn quy định của nó.

Quý khách cần tư vấn thi công sơn epoxy kẻ vạch, vui lòng liên hệ tại đây để được tư vấn miễn phí.

Quy trình thi công sơn epoxy kẻ vạch gồm 9 bước:

Bước 1: Mài nền bê tông vị trí cần sơn kẻ vạch 
  • Tiến hành mài nền đi kèm với máy hút bụi công nghiệp để có bề mặt tương đối bằng phẳng, loại bỏ chất bẩn bám trên nền, lấy lại cốt nền ở những vị trí cần sơn kẻ vạch.
Bước 2: Dán băng keo (băng dính) chuyên dụng định hình vạch kẻ 
  • Dùng băng keo chuyên dụng dán định hình vạch kẻ theo bản vẽthi-cong-son-ke-vach
Bước 3: Thi công lớp lót epoxy
  • Lớp sơn lót epoxy để tạo liên kết tốt giữa nền bê tông và lớp sơn phủ. Thi công theo phương pháp lăn, gạt hoặc phun.
Bước 4: Thi công kẻ vạch lớp 1
  • Sau khi sơn lót khô (>1tiếng) thi công tiếp lớp phủ epoxy có màu thứ nhất. Lớp sơn này phải sơn thật đều, kín màu và chính xác vị trí kẻ vạch.
Bước 5: Bả sửa lại bề mặt
  • Sau khi tiến hành thi công lớp thứ nhất, những khuyết tật của bề mặt lộ rõ hơn. Trám trét bổ sung những vị trí khuyết tật bằng putty chuyên dụng. Mài lại bằng máy chà
Bước 6: Thi công tiếp lớp sơn kẻ vạch epoxy cuối cùng.
  • Thi công lăn hoặc phun toàn bộ bề mặt lớp sơn epoxy cuối cùng. 
thi-cong-ke-vach-epoxy-1 Bước 7: Kiểm tra lại lần cuối và loại bỏ băng keo định hình:
  • Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt và loại bỏ băng keo dán ban đầu. Kiểm tra toàn bộ bề mặt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật... trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.
Sử dụng kính, găng tay, mặt nạ phòng độc, đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn khi thi công. Xem thêm đồ bảo hộ thi công sơn epoxy tại đây