Sơn epoxy chống trơn trượt

Sơn epoxy chống trơn trượt (anti slip) là gì?

sơn epoxy chống trơn trượt

Sơn epoxy chống trơn trượt là loại sơn epoxy được bổ sung thêm các hạt tạo nhám (quartz sand). Các hạt tạo nhám này thường được trộn hoặc rắc lên bề mặt sơn khi sơn còn ướt. Cùng với sự liên kết của sơn epoxy, các hạt quartz sand sẽ bám và hình thành bề mặt nhám, chống trơn trượt.

Ưu nhược điểm của sơn chống trơn trượt:

  • Ưu điểm:

– Chống trơn trượt tại các vị trí dễ trơn trượt, thường xuyên đi lại, cần giảm tốc độ xe…

– Chịu lực tốt lên đến 16T

– Chống thấm nước, thấm dầu, chống chịu môi trường hóa chất tốt

– Kháng khuẩn, kháng bụi

– Màu sắc đa dạng, độ bền cao

  • Nhược điểm:

– Giá thành cao

– Cần thợ thi công lành nghề, tay nghề cao

– Khó sửa chữa nếu hư hỏng

– Khi thi công rắc cát cần phải đều tay, phương pháp thi công phức tạp cần một đội ngũ thợ bậc 7 mới có thể tiến hành được…

Mẫu một số màu của sàn chống trượt:

Son-chong-truot-cho-san-co-bang-mau

Nơi thích hợp sử dụng:

– Chống trơn trượt dốc lên xuống tầng hầm, bãi đậu xe, những nơi thường xuyên vương vãi nước như nhà bếp, khu chế biến nông lâm thủy sản, cầu thang hay những nơi có nguy cơ gây trơn trượt,…

– Khu vực thường xuyên đi lại như lối đi lại dưới tầng hầm…

Sơn chống trượt epoxy nhằm mang lại giải pháp chống trơn cho sàn khi có nước hoặc những vị trí có nguy cơ trượt cao cho nền sàn khi được sơn lên, và đảm bảo an toàn lao động cho những người di chuyển trên.

Mọi thông tin thắc mắc về sơn epoxy chống trơn trượt hay thi công sơn sàn epoxy chất lượng xin vui lòng liên hệ: 0904 704 969                                                                   

Công việc thi công sơn epoxy chống trơn trượt đòi hỏi các công đoạn tỉ mỉ mới có được kết quả công trình đẹp

Quy-trinh-thi-cong-son-epoxy-chong-tron-truot

Quy trình thi công sơn epoxy chống trơn trượt gồm 12 bước cơ bản

Bước 1: Mài nền bê tông

  • Tiến hành mài nền bằng máy mài công nghiệp đi kèm với máy hút bụi công nghiệp để có bề mặt tương đối bằng phẳng, loại bỏ chất bẩn bám trên nền, lấy lại cốt nền ở những nơi cần thiết.
  • Mài góc, chân tường, loại bỏ những vụn hồ, vụn bê tông để có được khối bê tông hoàn hảo hơn.
  • Loại bỏ dầu mỡ, hóa chất bằng chất tẩy rửa chuyên dụng, đèn khò gas cỡ lớn.
  • Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền

Bước 2: Trám trét

  • Sơn lót trước những vị trí cần trám trét
  • Trám trét những khuyết tật lớn của bề mặt bằng putty chuyên dụng đóng rắn nhanh.
  • Mài lại những nơi trám trét, kiểm tra lại toàn bộ bề mặt để có bề mặt tương đối bằng phẳng.
  • Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền

Bước 3: Thi công sơn epoxy lớp lót

  •  Lớp sơn lót epoxy ngấm sâu vào nền bê tông hình thành một lớp composite bền vững, tăng cứng bê tông, tạo liên kết tốt giữa nền bê tông và lớp sơn phủ. Thi công theo phương pháp lăn, gạt hoặc phun.
  • Dùng cọ quét vào những vị trí rulo không chạm tới được như gầm máy, chân tường
  • Lớp sơn lót phải được phủ kín bề mặt, những vị trí quá hút sơn lót cần được dặm vá bằng sơn lót thêm một lần nữa.
Bước 4: Rắc hạt silica tạo nhám.
  • Tiến hành rắc hạt silica cùng cỡ hạt đều tay kín khắp mặt sàn khi lớp sơn còn ướt. Mật độ và kích cỡ hạt tùy thuộc vào vị trí cần chống trượt.

Bước 5: Thi công lớp sơn epoxy thứ nhất

  • Sau khi sơn lót khô, thi công tiếp lớp sơn epoxy có màu thứ nhất. Lớp sơn này phải sơn thật đều và kín toàn bộ bề mặt nền bê tông.

Bước 6: Vệ sinh bề mặt sàn

  • Vệ sinh,hút bụi loại bỏ những hạt silica tạo nhám không bám dính tốt dưới mặt sàn

Bước 7: Thi công lớp sơn phủ epoxy cuối cùng

  • Thi công lăn hoặc phun toàn bộ bề mặt lớp sơn epoxy cuối cùng. Lưu ý trên một mặt phẳng không nên thi công 2 lần để tránh màu sơn khác nhau.
  • Dùng cọ quét góc, chân tường những vị trí rulo không chạm tới được
  • Tránh lăn, phun vào tường, lăn để lại vệt rulo

Bước 8:  Kiểm tra lần cuối

  • Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt nền sau khi thi công để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật...trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.

Thi công sơn epoxy chống trơn trượt cần phải được làm đều tay ở tất cả các công đoạn, lớp phủ epoxy được tiến hành bằng chổi sợi ngắn, rulo epoxy gốc dầu hoặc sử dụng phương pháp phun chân không. Sử dụng kính, găng tay, mặt nạ phòng độc, đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn khi thi công.