Sơn epoxy chống tĩnh điện

Sơn epoxy chống tĩnh điện là gì?

Sơn epoxy chống tĩnh điện (anti static) là sản phẩm đặc biệt có tác dụng ngăn ngừa sự tĩnh điện trên bề mặt nền nhà xưởng, loại bỏ sự tĩnh điện, ngăn ngừa cháy nổ do hiện tượng phóng tĩnh điện gây ra…

Sơn epoxy chống tĩnh điện
Nhà máy sản xuất cần sơn chống tĩnh điện

Mọi hoạt động của máy móc và con người đều được ngăn chặn hiện tượng tĩnh điện do sử dụng vật liệu chống tĩnh điện.

Xem thêm về chống tĩnh điệnsự nguy hiểm từ tĩnh điện để hiểu hơn về hiện tượng này.

Sơn sàn epoxy chống tĩnh điện có những Ưu và nhược điểm gì: 

  • Ưu điểm:

– Kháng hóa chất, kháng mài mòn tốt

– Chống thấm nước, chống thấm dầu

– Chống chịu ma sat, chịu lực tốt lên đến 16T

– Ngăn ngừa sự tĩnh điện do ma sát của bề mặt nền hoặc môi trường

– Có thể loại bỏ lượng điện tĩnh điện, tỉ lệ điện trở bề mặt đạt tới 106 – 9×108 Ω, bài tiết điện trở bề mặt phù hợp tiêu chuẩn quốc tế GB6650-86A.

– Điện trở bề mặt ổn định lâu dài, không chịu ảnh hưởng của độ ẩm môi trường và mài mòn bề mặt

  • Nhược điểm:

– Yêu cầu kỹ thuật thi công cao

– Cần thợ nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao 

– Rất ít hãng có sản phẩm này

Yêu cầu kỹ thuật trong thi công

Ngoài yêu cầu về kỹ thuật thi công sơn epoxy nói chung còn cần có yêu cầu về kỹ thuật điện.

Nơi thích hợp sử dụng

Sơn sàn chống tĩnh điện thích hợp sử dụng ở những nơi yêu cầu độ chính xác cao trong sản xuất như nhà máy sản xuất/lắp ráp linh kiện điện tử,… Nơi yêu cầu kháng bụi cao như phòng sạch, phòng vô trùng, phòng mổ, phòng thí nghiệm, in ấn… Hoặc các cơ sở xử lý các chất dễ cháy và dung môi hữu cơ, hay phòng điện, phòng chứa máy tính và các bộ phận điện của nhà máy… 

Mời quý khách hàng tham khảo thêm Báo giá thi công sơn epoxy chống tĩnh điện

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ BRY tại đây để được hỗ trợ miễn phí.

Quy trình thi công sơn epoxy chống tĩnh điện gồm 11 bước cơ bản

Đối với thi công sơn epoxy chống tĩnh điện cũng như quy trình thi công sơn sàn epoxy các loại khác thì việc mài nền bê tông, trám trét, và thi công sơn lót đều được thực hiện như nhau. 

Bước 1: Mài nền bê tông

  • Tiến hành mài nền bằng máy mài tông nghiệp đi kèm với máy hút bụi công nghiệp để có bề mặt tương đối bằng phẳng, loại bỏ chất bẩn bám trên nền, lấy lại cốt nền ở những nơi cần thiết.
  • Mài góc, chân tường, loại bỏ những vụn hồ, vụn bê tông để có được khối bê tông hoàn hảo hơn.
  • Loại bỏ dầu mỡ, hóa chất bằng chất tẩy rửa chuyên dụng, đèn khò gas cỡ lớn.
  • Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền

Bước 2: Trám trét

  • Sơn lót trước những vị trí cần trám trét
  • Trám trét những khuyết tật lớn của bề mặt bằng putty chuyên dụng đóng rắn nhanh.
  • Mài lại những nơi trám trét, kiểm tra lại toàn bộ bề mặt để có bề mặt tương đối bằng phẳng.
  • Hút bụi, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nền

Bước 3: Thi công sơn lớp sơn lót

  • Lớp sơn lót epoxy ngấm sâu vào nền bê tông hình thành một lớp composite bền vững, tăng cứng bê tông, tạo liên kết tốt giữa nền bê tông và lớp sơn phủ. Thi công theo phương pháp lăn, gạt hoặc phun.
  • Dùng cọ quét vào những vị trí rulo không chạm tới được như gầm máy, chân tường
  • Lớp sơn lót phải được phủ kín bề mặt, những vị trí quá hút sơn lót cần được dặm vá bằng sơn lót thêm một lần nữa.

Bước 4: Thi công lớp giữa

  • Sau khi sơn lót khô (>2 tiếng), Thi công tiếp lớp sơn phủ epoxy thứ nhất. Lớp sơn này phải sơn thật đều và kín toàn bộ nền bê tông.

Bước 5: Bả sửa lại bề mặt

  • Sau khi tiến hành thi công epoxy lớp giữa, những khuyết tật của bề mặt lộ rõ hơn
  • Trám trét bổ sung những vị trí khuyết tật sâu, rộng bằng putty. Mài lại bằng máy chà nhám băng

Bước 6: Chà nhám bề mặt

  • Dùng máy chà nhám cỡ lớn chà tạo nhám và loại bỏ toàn bộ những hạt sạn, hạt cát bám dính trên bề mặt sàn epoxy.

Bước 7: Kiểm tra

  • Kiểm tra lại toàn bộ sàn bê tông, Nếu chưa đạt thì quay lại bước 5

Bước này BRYepoxy đánh giá là cực kỳ quan trọng. Vì sau bước này công việc sửa chữa sàn để đạt thẩm mỹ cao nhất khó khăn và tốn kém hơn.

Bước 8: Thi công lớp sơn lót chống tĩnh điện

  • Sau khi lớp giữa khô (>15 tiếng), Thi công tiếp lớp sơn lót chống tĩnh điện (Primer ESD). Lớp sơn này phải sơn thật đều và kín toàn bộ nền bê tông. 

Bước 9: Mài bóng bề mặt nền

  • Mài bề mặt nền bằng máy mài để tạo độ bóng cho nền trước khi thi công lớp phủ bề mặt

Bước 10: Thi công lớp phủ sơn chống tĩnh điện.

  • Thi công lăn hoặc phun toàn bộ bề mặt lớp sơn epoxy cuối cùng. Lưu ý trên một mặt phẳng không nên thi công 2 lần để tránh màu sơn khác nhau.
  • Dùng cọ quét góc, chân tường những vị trí rulo không chạm tới được
  • Tránh lăn, phun vào tường, lăn để lại vệt rulo

Bước 11:  Kiểm tra lần cuối

  • Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt nền sau khi thi công để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật...trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.

son-epoxy-chong-tinh-dien-cho-san-nha-may

Chú ý:

- Việc thi công cần phải được làm đều tay bằng chổi sợi ngắn, rulo epoxy gốc dầu hoặc sử dụng phương pháp phun chân không. Sử dụng kính, găng tay, mặt nạ phòng độc, đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn khi thi công.

- Thi công lớp sơn epoxy chống tĩnh điện cần được thực hiện cho đến khi đo điện trở trên sàn đạt chuẩn mới được dừng lại.